Giới thiệu
Trung tâm nghiên cứu và tư vấn việc làm, du học tự túc Đại học Đà Nẵng (CESO) được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định thành lập số 1849/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 29/4/2002 và Đại học Đà Nẵng ban hành Quyết định số 322/QĐ-ĐHĐN ngày 19/1/2016 về điều lệ tổ chức và hoạt động.
Chức năng
1. Trung tâm có chức năng thực hiện các hoạt động: Nghiên cứu, tư vấn và giới thiệu việc làm, thực tập; Thực hiện các dịch vụ tư vấn du học; Tổ chức các khoá bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, tìm được cơ hội việc làm và khởi nghiệp.
Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các đề tài về chính sách lao động; nhu cầu và phát triển thị trường lao động; khởi nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.
2. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên và người lao động.
3. Tư vấn, tổ chức thực tập nước ngoài và du học tự túc cho các đối tượng học sinh, sinh viên, cán bộ nghiên cứu và cán bộ giảng dạy.
4. Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về định hướng nghề nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; các kỹ năng tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp.
5. Tổ chức cung ứng lao động, đặc biệt là lao động có trình độ và chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
6. Thu thập và cung cấp các thông tin cần thiết về chính sách lao động, thị trường lao động cho học sinh, sinh viên và người sử dụng lao động trong và ngoài nước.
7. Làm cầu nối giữa các trường cao đẳng, đại học và các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc tuyển dụng lao động; trao đổi, điều chỉnh chương trình đào tạo, xây dựng "chuẩn đầu ra" nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động. 8. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ; các báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo quy định cho Đại học Đà Nẵng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sứ mạng
Đại học Đà Nẵng là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước, là nơi cung cấp nguồn nhân lực có tư duy đổi mới, năng lực sáng nghiệp và giàu tính nhân văn; có bản lĩnh, thích ứng nhanh và có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế; tiên phong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, truyền bá tri thức khoa học, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đại học Đà Nẵng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế. Đại học Đà Nẵng là một trong các đại học hàng đầu Việt Nam với nhiều ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực về kỹ thuật, kinh tế, quản trị, khoa học tự nhiên, giáo dục, xã hội và nhân văn, chăm sóc sức khỏe; là trung tâm đào tạo, hợp tác nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mang tầm quốc gia và quốc tế.
Mục tiêu chung
Phát triển Đại học Đà Nẵng thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực tinh hoa, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển giao tri thức và công nghệ theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong kỷ nguyên số; tham vấn chính sách và giải quyết các vấn đề về kinh tế-xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của quốc gia và cả vùng.
Giá trị cốt lõi
Chất lượng: Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng từng bước được nâng lên đạt chuẩn mực quốc tế; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Đà Nẵng có trình độ, kỹ năng tương đương với sinh viên các nước ASEAN và thế giới.
Sáng tạo: Thể hiện tinh thần đổi mới cách nghĩ, cách làm, biến thách thức thành cơ hội, là nơi sản sinh ra tri thức mới; sinh viên tốt nghiệp ra trường có tính năng động, sáng nghiệp cao, thích nghi nhanh với môi trường hội nhập và có tinh thần khởi nghiệp.
Nhân văn: Đề cao giá trị văn hóa, tôn trọng nhân cách, trung thực, độ lượng, vị tha, khoan dung; có tinh thần hợp tác, tôn trọng lẫn nhau để cùng đạt mục tiêu.
Phụng sự xã hội: Viên chức và người học của Đại học Đà Nẵng có ý thức, năng lực tốt nhất để phục vụ Tổ quốc, phục vụ cộng đồng, là mục tiêu phấn đấu trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Đại học Đà Nẵng.
Thông điệp
Nơi hun đúc trí tuệ và tài năng, vì sự phát triển của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.